KIỂM ĐỊNH CỬA CHỐNG CHÁY: QUY ĐỊNH MỚI NHẤT BẮT BUỘC PHẢI BIẾT

Friday, 19/08/2022, 15:55 GMT+7

Quy định mới nhất về kiểm định cửa chống cháy được hướng dẫn tại Thông tư ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình.

Quy định cũ & mới về kiểm định cửa chống cháy

QCVN 06:2021/BXD là một bước nâng cao tiêu chuẩn ngành Xây dựng nói chung và ngành Cửa chống cháy nói riêng. Tuy nhiên, quy định này cũng gây không ít bỡ ngỡ cho người làm trong ngành và các chủ thầu, chủ đầu tư.

Điều này thể hiện rất rõ khi hàng ngày, có hàng chục cuộc điện thoại gọi đến cho HIASHI, hỏi các vấn đề về cửa ngăn cháy, các quy định mới và việc đốt mẫu, cấp chứng nhận, cấp tem phòng cháy.

Tại bài viết này, HIASHI sẽ tổng kết lại các điểm trọng yếu nhất mà tất cả các chủ đầu tư, chủ thầu cần nắm rõ để triển khai cho công trình của mình. Tránh tình trạng hạng mục cửa chống cháy không thông, ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án hoặc bị phát sinh quá nhiều chi phí do không làm được kiểm định.

 

FPD-19.08-04

 

Quy định về mẫu đốt & thí nghiệm cửa chống cháy

Mời mọi người theo dõi bảng thống kê sau đây sẽ dễ hiểu cụ thể và chính xác hơn về việc test cửa chống cháy theo quy định cũ & mới.

 

Nội dung

Quy định trước đây

Quy định mới theo QCVN 06:2021/BXD

Chuẩn bị mẫu đốt

- Kích thước: Kích thước nhỏ hoặc bằng với kích thước sản xuất

- Quy cách: Theo quy chuẩn nhà sản xuất. Không cần đốt kèm phụ kiện

- Số lượng: 1 mẫu

- Kích thước: Theo kích thước bản vẽ thẩm duyệt

- Quy cách: Theo quy chuẩn nhà sản xuất. Đốt kèm tất cả các loại phụ kiện của cửa nếu có (khoá, tay co, tay kéo, chốt âm, ô kính…)

- Số lượng: Có bao nhiêu kích thước/mẫu mã thì cần đốt bấy nhiêu mẫu

Ví dụ

 

Dự án có 50 bộ cửa thép chống cháy 60P: 40 bộ 1 cánh, cánh phẳng KT 900 x 2200, phụ kiện tay + 10 bộ 2 cánh KT 1600 x 2200, phụ kiện: Ô kính chống cháy & chốt âm cửa 2 cánh & tay co

=> SL mẫu đốt cần chuẩn bị:

- 1 bộ 1 cánh KT 900 x 2200

- 1 bộ 2 cánh KT 1600 x 2200

- Phụ kiện đồng bộ phải gắn & đốt kèm cửa

Giới hạn thời gian mẫu đốt cần đạt

- 60 phút đối với cửa chống cháy EI 60

- 90 phút đối với cửa chống cháy EI 90

- 120 phút đối với cửa chống cháy EI 120

Nếu trong thời gian này, mẫu đốt bị biến dạng thì nghĩa là mẫu không đạt.

- Chỉ có giá trị đối với lô cửa đốt mẫu thực tế đó

- Không có giá trị để cấp kiểm định cho công trình khác

Thời hạn giá trị mẫu đốt

- Thông thường là 1 - 2 năm tuỳ đơn vị sản xuất

- Có thể sử dụng để cấp kiểm định theo lô cho nhiều công trình

- Chỉ có giá trị đối với lô cửa đốt mẫu thực tế đó

- Không có giá trị để cấp kiểm định cho công trình khác

Chi phí đốt mẫu

Thấp

- Rất cao, do phải đốt mẫu theo mẫu mã, kích thước thực tế và nếu không đạt phải đốt đi đốt lại cho đến khi đạt

Chi phí ra kiểm định

- Tương đối thấp. Với những công trình có khối lượng nhỏ thì chi phí vài triệu, không đáng kể

- Với những công trình khối lượng lớn thì theo từng công trình

- Rất cao, có thể lên đến hàng trăm triệu. Nguyên nhân vì phải bao gồm cả chi phí đốt mẫu

 

Chính vì quy định đốt mẫu thực tế này nên nhà sản xuất/đơn vị gặp nhiều khó khăn để đốt đạt mẫu và xin được kiểm định.Tất cả phụ thuộc vào năng lực sản xuất (quy chuẩn kỹ thuật) và năng lực kinh tế của đơn vị đó. Thời gian lâu dài, nhà sản xuất nào cũng sẽ cố gắng để đốt mẫu đạt, nhưng đó không phải là câu chuyện một sớm một chiều.

Chi phí kiểm định cửa chống cháy cao hơn trước

Thực ra, lưu ý này cũng đã được HIASHI đề cập phía trên. Do phải đốt mẫu thực tế, đốt mẫu theo công trình nên chi phí cao là tất yếu. Nếu trước kia giá kiểm định cửa chống cháy cho khoảng 30 bộ cửa khoảng 15 triệu đồng thì hiện tại, cùng với số lượng cửa đó, chủ đầu tư/chủ thầu có thể phải chi đến hàng trăm triệu để ra được kiểm định phòng cháy cho công trình. Giải pháp là ghép lô nhiều công trình có cùng mẫu mã, kích thước và phụ kiện để tiết kiệm chi phí đốt mẫu. Chi phí này sẽ được chia đều cho tất cả các công trình gom lô đốt chung mẫu. Tuy nhiên, giá cũng không thể rẻ như so với trước khi có quy định mới.

Các hình thức kiểm định cửa PCCC & hồ sơ đề nghị cấp kiểm định phòng cháy

2 hình thức kiểm định cửa ngăn cháy:

Kiểm định chủng loại, mẫu mã của phương tiện phòng cháy chữa cháy

- Hình thức kiểm định này sẽ cho ra kiểm định chung như một sự đảm bảo về các loại cửa chống cháy của doanh nghiệp đó sản xuất ra đạt các yêu cầu an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

- Giấy chứng nhận cửa ngăn cháy này còn được gọi là chứng nhận chung, thường có giá trị trong vòng 24 tháng.

Kiểm định theo công trình

- Việc kiểm định theo công trình chỉ được tiến hành khi doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định theo chủng loại, mẫu mã phương tiện có giá trị 24 tháng (tức kiểm định chung).

- Kiểm định theo công trình là kiểm định các mẫu cửa được cấp cho công trình cụ thể. Tên công trình được đề cập trực tiếp tại giấy chứng nhận kiểm định cửa chống cháy được cấp cho công trình.

Thủ tục kiểm định & các loại giấy tờ kiểm định phòng cháy

Kiểm định cửa chống cháy ở đâu? Hồ sơ kiểm định bao gồm những gì?… là băn khoăn của tất cả chủ đầu tư/chủ thầu.

Lời giải đáp sẽ có trong bảng sau:

 

Nội dung

Kiểm định phương tiện (kiểm định chung)

Kiểm định theo công trình

Hồ sơ đề nghị kiểm định

- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện (mẫu số PC17)

- Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD của nhà sản xuất/cung cấp cửa

- Các tài liệu kỹ thuật liên quan đến cửa (phương tiện đề nghị kiểm định)

- Chứng nhận xuất xưởng cửa

- Giấy chứng nhận chất lượng của cửa (nếu có)

- Đơn đề nghị kiểm định an toàn cửa PCCC

- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện

- Chứng chỉ chất lượng liên quan đến sản phẩm

- Chứng nhận xuất xưởng cửa

- Bản sao Giấy chứng nhận phương tiện PCCC

- Mẫu thử nghiệm

Cơ quan tiếp nhận

Cục Cảnh sát PCCC

Cục Cảnh sát PCCC

 

Tuy nhiên, có 2 lưu ý sau:

– Sau khi ký hợp đồng, tất cả các thủ tục để ra giấy chứng nhận cửa chống cháy sẽ được nhà cung cấp cửa lo liệu. Nhà đầu tư/Nhà thầu chỉ cần cung cấp thông tin kiểm định (Công trình/Địa chỉ/Hạng mục) cho nhà cung cấp.

– Trước đây, chứng nhận kiểm định phòng cháy bao gồm: Giấy chứng nhận kiểm định phòng cháy cấp cho công trình & Tem kiểm định. Hiện tại, chỉ có giấy chứng nhận cửa chống cháy do Cục Cảnh sát PCCC cấp cho công trình.

Cửa chống cháy HIASHI đã ra được kiểm định phòng cháy

Tính đến tháng 1/2022, có HIASHI nhà đã đốt mẫu thành công & xin được kiểm định phòng cháy:

Chi tiết cập nhật đến tháng 1/2022 như sau:

 

Nội dung

HIASHI FIREPROOF DOOR

Cửa thép chống cháy EI 60, EI 90, EI 120

Đã ra được kiểm định

Vách kính chống cháy

Đã ra được kiểm định

Liên hệ cụ thể để được tư vấn 

Cửa kính chống cháy

Chưa ra được kiểm định

Cửa inox chống cháy

Chưa ra được kiểm định

 

Ngay từ khâu lên bản vẽ thiết kế dự án và xin thẩm duyệt phòng cháy, mọi người cần lưu ý: Nên thay thế các loại cửa, vách chống cháy khác bằng cửa thép chống cháy và vách kính chống cháy để dễ dàng xử lý kiểm định chống cháy.

Ngược lại, giả sử bản vẽ thẩm duyệt dùng các loại cửa ngăn cháy chưa ra được kiểm định thì phương án xử lý sẽ vô cùng phức tạp, mất thời gian và chi phí bỏ ra rất lớn.

Nghiệm thu cửa chống cháy

Một vấn đề nữa cũng được các chủ đầu tư/chủ thầu hết sức quan tâm là việc nghiệm thu cửa chống cháy. Nghiệm thu cửa ngăn cháy là gì? Theo tiêu chuẩn nghiệm thu cửa chống cháy nào? Cần phải lưu ý những gì để nghiệm thu thành công hạng mục cửa PCCC?

Trên thực tế, việc nghiệm thu phòng cháy đối với cửa ngăn cháy ngăn khói bao gồm 2 giai đoạn: Lúc bắt đầu thi công và sau khi thi công xong, công trình được đưa vào sử dụng.

 

FPD-19.08-05

 

Giai đoạn 1: Nghiệm thu lắp đặt

Các bên tham gia nghiệm thu: Chủ đầu tư & Nhà thầu thi công cửa hoặc Tổng thầu & nhà thầu phụ, thầu con

Thực chất, cũng giống như đối với các hạng mục khác, đây là một khâu bắt buộc trong xây dựng công trình. Việc nghiệm thu giữa hai bên có ý nghĩa xác nhận việc nhà thầu/thầu phụ – thầu con đã thực hiện đầy đủ & hợp quy cách việc cung cấp & lắp đặt cửa ngăn cháy.

Tuy không có ý nghĩa quyết định nhưng bước này bắt buộc phải thực hiện trước khi tiến hành nghiệm thu với Công an Phòng cháy chữa cháy khu vực nơi có công trình.

Việc nghiệm thu này cũng là một bước quan trọng, giúp cho khâu thanh toán của chủ đầu tư/tổng thầu đối với nhà thầu được suôn sẻ.

Giai đoạn 1: Nghiệm thu phòng cháy bởi Công an khu vực

Một công trình xây dựng thuộc diện bắt buộc phải kiểm tra PCCC phải được Công an Phòng cháy nghiệm thu, nếu muốn đưa vào sử dụng.

Lưu ý rằng, việc nghiệm thu phòng cháy được tiến hành đối với tất cả các phương tiện PCCC, bao gồm: Lối thoát hiểm, cầu thang, thiết bị báo cháy, thiết bị chữa cháy… Cửa ngăn cháy chỉ là một trong các hạng mục thuộc phương tiện PCCC. Bất kỳ hạng mục nào trong số các phương tiện PCCC không được nghiệm thu, công trình đó vẫn bị coi chưa hoàn tất nghiệm thu PCCC.

Cửa chống cháy nếu được lắp đặt đúng vị trí, đúng yêu cầu, đúng loại cửa (như trong bản vẽ thẩm duyệt PCCC), đồng thời đã được kiểm định (tức là có chứng nhận kiểm định phòng cháy) thì mới được coi là hợp lệ.

Trên đây là những thông tin mới & chi tiết nhất về vấn đề kiểm định cửa chống cháy. Để được tư vấn & báo giá cụ thể cho từng công trình, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với HIASHI theo Hotline 0937 928 065 để được tư vấn chi tiết nhất.

----------------------

HIASHI Construction | Tổng Thầu Hoàn Thiện & Mặt Dựng | Chất Lượng - Thẩm Mỹ - Tốc Độ

- Hotline: 093.792.8065

- Website: https://hiashicons.vn/ 

- Văn phòng đại diện: 265 An Dương Vương, Q. Bình Tân, TP.HCM

#hiashicons #hiashiconstruction #cơkhí #cửachốngcháy #cửathép #lancan #nhàthầuxâydựng #hiyo #sangotre

 

Hotline

0906.347.886

CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀN THIỆN VÀ MẶT DỰNG HIASHI
Địa chỉ : 82-84 Đường Chợ Lớn, Phường 11, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số GPKD : 0315767507 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 02/07/2019